Bánh cốm đậu đen Bình Định
Bánh cốm đậu đen ,Đó là một loại bánh được làm bằng đường, nếp và đỗ đen. Người Bình Định ở vùng nông thôn thường làm loại bánh này trong những dịp giỗ, tết. Cốm đậu đen làm thành từng cây, xắt lát sắp ra dĩa cùng với một số bánh khác như bánh ít lá gai,bánh ít mặn ,bánh in, bánh bột đậu…Đậu đen không chỉ là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng mà chúng còn giúp phòng chống và điều trị bệnh rất tốt.Đậu đen là loại hạt chứa nhiều chất xơ không hòa tan nên có tác dụng hạn chế những bệnh liên quan đến tiêu hóa,Lượng protein trong đậu đen nhiều, giúp khỏe tóc, đẹp da, não bộ linh hoạt…một thành phần mà cơ thể không thể thiếu.Với hàng loạt các điểm tốt của đỗ đen mà chúng tôi vừa nêu ở trên. Đậu đen xứng đáng là 1 thực phẩm tốt cho sức khỏe gia đình.Chúng làm món ăn thêm ngon hơn đặc biệt như món truyền thống như cốm đậu đen.
Những nguyên liệu cần chuẩn bị là đậu đen,nếp,đường cát vàng.Cách cân tỷ lệ làm bánh cốm đậu đen sẽ theo tỷ lệ 2 phần nếp với 2 phần đậu đen và 1 phần đường.Hạt đậu được lựa kỹ tránh những phần sâu ăn hoặc hạt lép,mang đậu đen đi ngâm và rửa sạch.Sau khi lựa sơ qua phần đầu cho nước vào thau ngập những hạt đậu bị sâu không chất lượng sẽ rất nhẹ và nổi lên.
Đậu đen nấu cho nhừ , ăn thử vài hột trước , đậu mềm và bùi thì làm ra bánh mới ngon , khi nấu gần chín thì riu lửa cho cạn nước , rồi trút ra rổ để ráo .Nếu loại nếp tròn thơm nấu xôi vừa không nhão và cũng không được khô ,nhão quá thì cốm không còn tròn hạt nếp sẽ không đẹp,mà khô quá bánh cốm đậu đen ăn lại cứng sống.Nấu xôi xong,cho ra rổ để nguội. Cho đường vàng ra cái chảo to, trộn đường cùng với đỗ đen đã luộc chín, để khoảng chừng 15-30 phút cho đỗ ngấm đường, rồi bắc lên lò than lửa riu riu, tiếp theo cho xôi vào chảo trộn đều tay cùng với ít gừng tươi giã nhuyễn.Vừa đảo đều nhanh tay và chờ đến khi đường đã ngấm vào nếp và đỗ khô và nghe mùi thơm là thành món cốm đậu đen, cốm khi đạt chuẩn khi sờ tay sẽ thấy khô và không bị dính tay,lúc xào cho 1 ít loại vỏ cam quyết đã sấy khô chuẩn bị từ trước,bỏ này lúc bình thường ăn và mang đi sấy khô để dành,mỗi lần có dịp làm bánh người thợ sẽ lấy mang ngâm và rửa sạch cắt sợi nhỏ trộn chung bánh sẽ rất thơm.Lưu ý khi bỏ vỏ cam chỉ cần một ít nếu quá nhiều cốm sẽ bị đắng không ngon.
Cho ra mâm lót dưới là một miếng ni lông cho công vào và cuộn tròn chặt tay thành hình tròn như cổ tay hoặc làm góc thành hình tam giác,hình chủ nhật,phủ bên ngoài là một lớp bột nếp hoặc bột bánh in,bột đường để bánh đẹp mắt và không bị dính tay ,vừa bảo quản được cốm lâu hư.Làm cốm đỗ đen rất tốn công nên hiện nay ít người làm. Tuy vậy, món cốm dân dã, mang hương vị đồng quê này vẫn hằn sâu trong tâm tưởng nhiều người xa quê.
Bánh cốm đậu đen một món ăn quen thuộc của bọn trẻ ở quê và nó cũng là một loại bánh đặc trưng cho Bình Định,thường cuất hiện trong các mâm cỗ và những dịp tết,trong mứt bánh kẹo luôn xuất hiện loại bánh cốm đậu đen đặc biệt này.