Bánh ít lá gai tuy phước Bình Định
BÁNH ÍT LÁ GAI TUY PHƯỚC BÌNH ĐỊNH
Muốn ăn lá gai thì bạn phải tìm về với xứ Tuy Phước- Bình Định. Nơi đây nổi tiếng trứ danh với món bánh nghe cái tên lạ lạ “ Bánh ít là gai” và hương vị làm say lòng người với bánh ít lá gai thật dẻo nhưng không dính răng, Ngoạm 1 một miếng, vị ngọt của đường, vị thơm của nếp, béo của dầu, vị bùi của đậu và đâu đó hương cây nồng của gừng trên đầu lưởi tạo một cảm giác khoái khẩu rất riêng.
Để làm ra được những chiếc bánh đúng chất đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ từng công đoạn, phải có kinh nghiêm và lòng yêu nghề. Làm bánh có ba công đoạn chính là làm vỏ bánh, nhận bánh, và gói bánh.
Tất cả công đoạn là một nghệ thuật của người làm bánh
Vỏ bánh được làm nguyên liệu chính là lá Gai hình trái tim, người thợ tiến hành bỏ cuốn lá, gân lá, xé lá gai làm nhiểu mảnh nhỏ bằng tay rửa sạch sau đó luột chín nhừ, sắt nhỏ sau đó cho vào cối giả thật nhuyễn, khâu giả lá gai nhuyễn rất quan trọng, nên giả bằng tay thay vì bằng máy, giả thật nhuyễn như bột bánh với ngon, mịn.
Tiếp theo là Nếp, nếp dùng làm bánh phải là phải là nếp mới, thơm, đem vo thật kỹ, ngâm với nước vài giờ, sau đó xay nhuyễn ép bỏ nước để có được một khối bột dẻo.
Tiếp theo, bột nếp trộn với bột lá gai và đường, ngào nhiều lần cho thật dẻo và cho vào cối giã nhuyễn, khi giã, cho một chút dầu ăn cho khỏi dính cối đồng thời giúp bánh mịn màng, những nghệ nhận có kinh nghiệm sẽ biết tỉ lệ dầu ăn vào bao nhiêu làm cho bánh béo mà không ngán. Sau đó chia thành từng cục bột nhỏ.
Cũng như vỏ bánh nhân bánh làm công phu không kém vì nó là linh hồn của chiếc bánh.
Ở công đoạn này người thợ làm bánh chọn lựa những trái dừa vừa già, không chọn trái quá non hay quá già làm cho nhân không đạt độ mềm xốp. Lấy nhân dừa bào thành sợi. Tiếp theo chọn đậu xanh loại ngon đều hạt.
Dừa nấu chín với đường cát cho thêm ít gừng đến khi xem khô khô lại là được. Còn đậu xanh thì sau khi ngâm mềm nấu chín giã nhuyễn sau đó đem ngào với đường và gừng.
Sau khi hoàn thành vỏ bánh và nhân bánh người thợ tiến hành gói bánh, đây là công đoạn có thể xem là đơn giản nhất nhưng thật ra không phải ai cũng có thể làm đẹp mắt như người bình định,bánh được gói hình tháp như kim tử tháp vậy bởi vậy ở Bình Định những tháp Chàm cổ kính như bánh ít lá Gai nên nhiều người còn gọi là tháp Bánh ít.
Chiếc bánh ít còn mang ý nghĩa cho sự son sắc chung thủy của đôi tình nhân vì thế trong mỗi dịp đám hỏi cũng không thể nào thiếu những chiếc bánh ít.
Món bánh ít .quà quê dân dã mỗi dịp làm quà biếu cho người dân đi xa ,làm thức quà khi nhà có đám giỗ.Thời gian bảo quản bánh ít lá gai khi làm xong sẽ để được 5 ngày,với nhân được làm bằng đậu xanh và dừa dễ bị hư nếu cần để lâu hơn cần bảo quản tủ lạnh và khi ăn hấp lại cho bánh mềm ra.
Món bánh ít lá gai bạn rất có thể dễ dàng mua ở các chợ tại quê Bình Định hoặc nếu bạn ở thành phố có thể mua tại cửa hàng bán đặc sản Bình Định như bánh cuốn Tây Sơn,ngoài món đặc sản Bánh ít lá gai ra,bạn sẽ thưởng thức được những món ngon khác như tré cây,chả bò Bình Định,nem chua ,chả lụa chợ huyện,món chả ram tôm đất tươi ngọt,bánh bèo và món bánh cuốn Tây Sơn miền đất võ.