Bánh ít mặn Bình Định
Cánh đồng lúa Bình Định ngoài trồng gạo người dân còn trồng thêm nếp để dành cho những dịp lễ tết cũng giỗ có thể mang ra làm bánh.Trong tất cả các mâm cũng giỗ vào những dịp đặc biệt này những chiếc bánh tét,bánh tro,bánh chưng,bánh ít… là những loại bánh thông dụng và đặc trưng không thể thiếu .Những chiếc bánh được gói tỉ mỉ đẹp mắt để dâng lên bàn thờ thắp hương cho ông bà ngoài ra đây cũng là một món quà mà gia chủ dành cho khách khi được mời đến tham gia tại gia đình.Ngoài chiếc bánh trên trong đó chiếc bánh ít lá gai đặc trưng cho Bình Định thì chiếc bánh ít mặn cũng rất được ưa thích và được lựa chọn làm món bánh có thể mang đi đường ăn mỗi khi đi xa.Nhất là các bạn trẻ, món bánh ít mặn Bình Định hay còn gọi là bánh ít trắng ,được làm bao phủ bởi lớp bột nếp có nhân tôm thịt bên trong,vị mặn mặn rất dễ ăn và không sợ ngán.
Chiếc bánh ít mặn Bình Định nhỏ nhỏ mềm mềm được làm từ bột nếp,đầu tiên hạt sẽ được bà con mang đi đãi sạn(lọc những hạt cát ,bụi bẩn trong quá trình thu hoạch phơi trên sân).Đây là bước quan trọng quyết định chiếc bánh có được mềm mịn hay không.Bước lọc sạn này là 1 bước làm thêm cho kỹ vì là làm bằng thủ công nên trong quá trình thu hoạch phơi không tránh khỏi lẫn vài hạt sạn nhỏ.Hạt nếp sau khi rửa sạch và sẽ được ngâm nước vài giờ đồng hồ để nếp nở đếu.
Sau khi nếp đã đủ mềm cắn có độ bùi mềm không phát ra tiếng thì nếp đã đủ tiêu chuẩn,Để bảo quản được bánh để được lâu mà không bị ôi thiêu,những hạt nếp này được vớt ra một cái rổ tre có lỗ chảy nước phải nhỏ hơn hạt nếp để khi rửa không bị trôi.Nếp sẽ được xả dưới vòi nước rửa thật sạch nhiều lần,rửa đến khi nếp không còn ra màu đục là đạt chuẩn .Tiếp theo sẽ được mang đi xay mịn bằng cối đá.ở thành phố hiện đại có thể xay bằng máy.Nếp xay xong ta sẽ đem đổ vào một túi vải thật chắc ,túi vải đựng này thường là loại vải áo sơ mi là tốt nhất,bột nằm trong túi vải và được cột chặt đầu và treo lên cao cho nước chảy hết ra bên ngoài,phần bột nếp nguyên chất sẽ nằm lại trong túi vải.Khi thấy túi vải đã được rút nước gần mình sẽ lấy để xuống 1 mặt bằng đè lên trên bằng những tảng đá hoặc vật dụng nặng để tách nước bên trong ra cho thật khô ráo,chỉ giữ lại phần nếp.
(Bột nếp xay xong sẽ để vào túi vải để tách nước)
Trong thời gian đó mình sẽ đi sơ chế phần nhân bánh,gồm tôm ,thịt ba rọi,thịt heo có thể lấy bất cứ phần nào tùy thích quan trọng lấy phải có mỡ và nạc để bánh được ngon hơn,thêm ít nấm tai mèo được hái trên những thân gỗ ẩm ,đậu xanh tách vỏ chỉ còn lại hạt vàng,hành lá,1 ít hành củ, xào thơm đến gần chín nhân thì cho gia vị mắm ,muối,tiêu cho vừa ăn ,nhân chỉ cần xào thơm là được không cần chín .Bột nếp sau khi được tách nước sẽ cho ra thau và được vo lại thành hình tròn cho nhân vừa xào được vào trong và gói lại.
(Chiếc bánh được gói thành 2 kiểu nhọn hoặc xẹp bằng tùy theo ý thích )
(Bánh được gói và mang đi hấp chín )
Bánh ít mặn Bình Định sẽ gói bằng lá chuối đã được hái sẵn lau khô và phơi nắng cho mềm có độ dẻo có thể gói được.Chiếc bánh được lăn qua 1 lớp dầu ăn để khi gói bánh hấp lên sẽ không bị dính lá,có thể lăn thêm chút mè trắng rang bên ngoài nếu thích.Ngoài nhân mặn cũng có thể làm bằng nhân ngọt tương tự.Nhân ngọt có thể là đậu xanh,đậu đen,đậu phộng,... bất cứ loại nào mà bạn thích.Chiếc bánh ít mặn Bình Định nhỏ nhỏ xinh xinh được gói trong chiếc lá chuối mang đậm nét quê hương,một món ăn đặc trưng và rất thích hợp làm quà biếu cho con cháu xa quê mỗi khi ở quê lên thành phố.