Đột nhập làng nghề làm bún song thằn đặc sản ở Bình Định
Bún song thằn là loại bún khô đặc sản ở bình định. Đây là loại bún được làm hoàn toàn từ đậu xanh nên không chỉ có hương vị thơm ngon đặc trưng mà còn có giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe.
Đây là một món ăn mang đến niềm tự hào cho người dân làng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Người dân nơi đây làm bún sông thằn không chỉ để mưu sinh mà còn để lưu giữ những giá trị ẩm thực quý báu của ông cha và mang món ăn này đến với nhiều người hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng chính vì thế đậu xanh phải là đậu loại 1, hạt to và đều. Tiếp đến mang đi xay cho vỡ đôi rồi ngâm nước, đãi vỏ.
Sau khi đậu xanh được đãi sạch vỏ mang đi xay nhuyễn thành bột, để cho lắng nước. Dùng một tấm vải lọc để lấy tinh bột, cần lọc nhiều lần để bột được ngon ngon.
Quy trình làm bún
Bột sau khi phơi khô được nhào với nước lạnh (theo kinh nghiệm của người dân thì phải lấy nước từ sông Côn thì mới cho ra những sợi bún mềm dai thơm ngon). Bột nhồi phải dẻo, mềm nhưng không quá nhão hoặc quá khô. Nếu quá khô khi nặn bún sẽ bị gãy còn nếu quá nhão thì bột dính và nhau rất khó tạo hình sợi bún.
Bước tiếp theo cho bột vào một cái ống bằng đồng, dưới đáy có đục lỗ rồi bắt đầu ép vào một nồi nước sôi bốc khói. Bột chảy qua những lỗ nhỏ được đục sẵn sẽ tạo thành những sợi bún đều tăm tắp. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mĩ, không được hấp tấp, cứ như thế làm hết mẻ bún này đến mẻ bún khác.
Khi sợi bún chuyển màu trong, nổi lên trên mặt nước thì người thợ dùng chiếc rổ tre vớt lên cho vào ngay nước lạnh và xả lại nhiều lần. Sau đó xếp bún lên vỉ thành từng miếng hình vuông để đem đi phơi.
Bún được phơi một ngày cho khô, khi mang vào không được gỡ vội mà phải chờ qua đêm cho bún mềm lại rồi mới đóng gói. Bánh Cuốn Tây Sơn
Bún được phơi một ngày cho khô, khi mang vào không được gỡ vội mà phải chờ qua đêm cho bún mềm lại rồi mới đóng gói.