Rượu bàu đá đậu xanh Bình Định có gì đặc biệt
RƯỢU BÀU ĐÁ ĐẬU XANH BÌNH ĐỊNH CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
Rượu Bàu Đá thương hiệu nổi tiếng ngon hàng đầu là dòng rượu Bàu Đá Tây Sơn,khi nói về loại rượu nhiều nhà thơ nhà văn nổi tiếng dùng qua và khẳng định là loại rượu thiên hạ đệ nhất,theo như được kể lại ngày trước xưa có một cái "bàu "trong làng thuộc xóm Tân Long,thôn cù Lâm ,xã Nhơn Lộc,huyện An Nhơn có một cái "bàu "(bầu)mà ở địa phương hay gọi là "ao" hoặc là "vũng",tất cả nước sinh hoạt giặc ,ăn uống đều dùng chung nước này và sau đó có một người quê sống ở Tây Sơn là con nhà nghề nấu rượu có truyền thống lâu đời với công thức gia truyền từ vua Quang Trung thì về đây sống ông đã hành nghề rượu.Nước trong cái "bàu "này có nhiều viên đá nên đặt tên là bàu đá.Nước trong "bàu" này nấu rượu lại tạo một vị đặc trưng rất thơm ngon lạ lùng không nơi nào có được.Và sau này ông được truyền nghề cho các người dân trong vùng hình thành một làng nghề nấu rượu truyền thống.
Cách nấu rượu bầu đá với nguyên liệu là gạo ,nếp,đậu xanh.Gạo nấu rượu được nấu như cơm với lượng nước vừa đủ cơm chín cho ra "nia" để nguội và trộn cùng với men cho đều ủ khô trong xô 3 ngày tiếp theo cho nước vào cơm và ủ tiếp 3 ngày .sau thời gian ủ sẽ tiến hành nấu rượu chưng cất với lửa riu riu,nấu rượu dùng vỏ trấu(vỏ lúa) nấu sẽ đảm bảo độ nóng ấm nhỏ không quá lớn rượu từ từ được chưng cất bốc hơi và chảy từ từ qua 1 đường ống và chảy vào chum.Quá trình chưng cất tỉ mỉ và đòi hỏi sự chờ đợi không được vội.Người chuyên nấu rượu chỉ cần nghe tiếng rượu chảy và mùi hương của rượu sẽ biết được chất lượng của rượu mà không cần phải nếm thử.
Rượu Bàu Đá được chia làm 3 loại được nấu từ 3 nguyên liệu khác nhau và mùi vị khác nhau.Loại nấu từ gạo,loại được nấu từ nếp,và loại nếp kèm đậu xanh.Rượu nấu từ gạo cho ra rượu trắng trong uống có vị chát đắng ,nồng độ cồn cao thường từ 45-55 độ.Loại này thường dùng để cúng kiếng,dùng ngâm rượu thuốc các loại nhân sâm,chuối,trái cây .loại nữa được nấu bằng nếp (loại này thường dùng để cho nữ uống và có thể uống kèm đá loại này có vị ngọt ,thơm nồng độ cồn của nó cũng thấp hơn loại bình thường và lâu say hơn)rượu trắng ,rượu nếp có màu trắng đục,loại cuối cùng có tên là rượu bầu đá đậu xanh.
Một mẻ rượu bầu đá đậu xanh phải mất 7 ngày 6 ngày ủ lên men và 1 ngày nấu,vị rượu bàu đá đậu xanh mặc dù nồng độ cao nhưng có một điều đặc biệt khi uống lại không hề có vị nóng gắt cổ,vị giác có một chút ngọt nhen,một chút xíu đắng.Nhìn bằng mắt không có gì đặc biệt khi rót ra ly sủi bọt lên sau đó tan đi,mùi thơm nồng ,mở nắp chai chỉ cần đứng từ xa vẫn nghe được mùi thơm đậu xanh ,khi thoa rượu lên da có cảm giác mát lạnh.
Giá thị trường tùy theo khu vực mà giá khác nhau do nhiều buôn lái mua lại qua tay.Giá tại Bình Định chính gốc giao động sẽ rượu gạo 18-20k/lít,rượu nép sẽ cao hơn tầm 32-35k,rượu đậu xanh sẽ gấp đôi rượu nếp tầm 64-70k/lít ,khi về Bình Định ngay tại các khu du lịch của Bình Định hay trung tâm thành phố Qui Nhơn,hoặc các tiệm tạp hóa nông thôn đều có thể dễ dàng mua được.Rượu có thể dùng đóng chai nhãn mác bao bì để vận chuyển đi xa,hoặc bán đồng theo lít đựng vào can nhựa để (do người dân tự nấu số lượng ít),nhưng chất lượng rượu vẫn đảm bảo ngon thơm khi bạn mua đúng tại làng rượu bàu đá Tây Sơn.